Tìm kiếm

Từng bước giảm chắc, không để người bệnh phải nằm ghép
Ngày cập nhật 25/03/2013

Sáng 22/3/2013 tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giảm quá tải bệnh viện; khuyến khích đào tạo một số chuyên ngành; luân phiên cán bộ y tế có thời hạn... Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định, thời gian qua, ngành y tế đã tập trung đổi mới toàn diện công tác khám chữa bệnh; đầu tư nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh. Bộ Y tế cũng đã được Chính phủ phê duyệt nhiều đề án giúp giảm quá tải các bệnh viện tuyến Trung ương.

 

PGS.TS. Nguyễn Thị Kim Tiến - Bộ trưởng Bộ Y tế phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Ảnh: Phương Tiến

 

Tăng giường bệnh
Theo báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, năm 2012, cả nước đã tăng được 11.599 giường bệnh theo kế hoạch và 12.711 giường bệnh thực kê. Theo số giường bệnh thực kê, bình quân đạt 24,7 giường bệnh/vạn dân; số lượt khám chữa bệnh tăng 6,8% (so với năm 2011) với tổng số 132 triệu lượt người bệnh khám tại các bệnh viện; nhu cầu điều trị nội trú tăng 6%; nhu cầu điều trị ngoại trú cũng khá cao ở cả ba tuyến điều trị, trong đó bệnh viện tuyến Trung ương tăng 18%. Như vậy, công suất sử dụng giường bệnh trên cả hệ thống khám chữa bệnh có giảm nhẹ; mức độ giảm đều của các tuyến bệnh viện dao động từ 1 - 2%; trong đó bệnh viện tuyến Trung ương vẫn có công suất sử dụng giường bệnh lớn nhất là 112,5%. Thấy rõ được những ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng quá tải bệnh viện tới người bệnh, gia đình người bệnh, cán bộ nhân viên y tế, cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, những năm qua ngành y tế đã chú trọng tập trung chỉ đạo hạn chế tình trạng quá tải. Từ việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện các chiến lược, chính sách phát triển dài hạn (quy hoạch, xây dựng mạng lưới cơ sở khám chữa bệnh các tuyến) đến thực hiện các biện pháp cụ thể nhằm chấn chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh. Các bệnh viện thực hiện giảm diện tích khu hành chính, tăng diện tích khu điều trị để kê thêm giường bệnh; mở rộng loại hình điều trị ngoại trú và triển khai một số mô hình dịch vụ mới trong khám, chữa bệnh; cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nhân khi đến khám, chữa bệnh, tăng số phòng khám, tăng ca, tăng giờ làm việc. Hiện nay, các bệnh viện tăng giờ khám bệnh từ 6 giờ thay vì 7 giờ 30 phút và khám thông tầm tới 19 giờ hoặc khám đến khi hết người bệnh; khám bệnh cả những ngày nghỉ, thứ bảy, chủ nhật, như BV Bạch Mai, BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh, BV Chợ Rẫy... Nhiều nơi giải quyết cho người bệnh ra viện trong cả những ngày nghỉ cuối tuần (thứ bảy, chủ nhật) thay vì trước đây chỉ cho ra viện vào giờ hành chính; mở dịch vụ tư vấn và đặt lịch hẹn khám bệnh, tái khám qua điện thoại; ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý bệnh nhân khám bệnh ngoại trú; thiết lập hệ thống tự động hẹn trả kết quả xét nghiệm cụ thể theo từng mốc thời gian trong ngày. Một giải pháp quan trọng đang được triển khai là xây dựng và phát triển hệ thống bệnh viện vệ tinh có đủ điều kiện trang thiết bị, kỹ thuật và chuyên môn để chuyển người bệnh từ các cơ sở có quá tải cao tới để tiếp tục theo dõi, điều trị; hợp tác chuyên môn với các cơ sở điều trị có điều kiện về giường bệnh, buồng bệnh để chuyển những trường hợp có bệnh lý phù hợp, sau khi đã ổn định nhưng cần theo dõi thêm tại bệnh viện; hoặc hợp tác về cận lâm sàng; chọn lọc người bệnh đưa vào điều trị nội trú, mở rộng các hình thức điều trị ngoại trú; phát triển mô hình bác sĩ gia đình...

 
Giảm tải bệnh viện sẽ giúp người bệnh được thụ hưởng dịch vụ y tế tốt hơn. Ảnh: TM

Nâng cao y đức 
Theo PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh - Bộ Y tế, tình trạng quá tải tại các bệnh viện đã được cải thiện đáng kể, giảm khoảng 10% so với cùng kỳ năm trước. Cán bộ ngành y tế đã có những cố gắng vượt bậc để thực hiện thành công các nhiệm vụ được giao, triển khai được nhiều kỹ thuật cao, nhiều tấm gương cá nhân, tập thể đã có nhiều cố gắng cứu chữa được nhiều ca bệnh hiểm nghèo. 
Tuy vậy, công tác khám chữa bệnh vẫn còn gặp nhiều thách thức như tình trạng quá tải bệnh viện vẫn là vấn đề nổi cộm trong khi nhu cầu khám chữa bệnh của người dân tiếp tục có xu hướng gia tăng; chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh vẫn còn nhiều vấn đề cần chấn chỉnh (thái độ phục vụ, ứng xử của một bộ phận cán bộ, nhân viên y tế; thời gian, thủ tục khám chữa bệnh bảo hiểm y tế còn nhiều phiền hà...); năng lực chuyên môn tuyến dưới ở một số chuyên khoa còn hạn chế.
Năm 2013, với sự đồng lòng nhất trí trong toàn ngành, cùng sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, ngành y tế sẽ triển khai có hiệu quả Đề án giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng dịch vụ bệnh viện của các tuyến, trong đó đặc biệt hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc, xét nghiệm lâm sàng, dịch vụ kỹ thuật cao gây tốn kém không cần thiết cho người bệnh; khuyến khích xã hội hóa công tác khám chữa bệnh; đẩy mạnh đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho các cơ sở khám chữa bệnh; phát triển, đa dạng hóa các loại hình khám chữa bệnh. Đồng thời, nâng cao y đức, tinh thần thái độ chăm sóc người bệnh; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh... 

Theo: Thanh Huyền (Báo SK&ĐS)

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Tin xem nhiều
Ngày 10/11, Đoàn kiểm tra Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế do Đại tá Lê Huy Nghĩa – UVTV ĐUQS, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng làm...
Từ ngày 02/11 đến 15/11/2024,  Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự thị xã Hương Trà tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công...
Chiều ngày 01/11/2024, tại Hội trường UBND phường Hương Văn, BCĐ VSATTP phường Hương văn phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà đã tiến hành tổ...
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.021.162
Truy cập hiện tại 364
Liên kết Website
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện Huong Tra

Chung nhan Tin Nhiem Mang