Tìm kiếm

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP CỦA TRẺ MÙA NÓNG
Ngày cập nhật 16/04/2013

Biến đổi khí hậu, sự chuyển giao giữa các mùa làm cho các mặt bệnh đều có xu hướng gia tăng nhất là trẻ em từ 6 - 12 tháng tuổi. Đối với trẻ em, đối tượng rất dễ nhạy cảm do hệ thống miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nhất là lúc giao mùa xuân - hè, trẻ dễ mắc các bệnh như:

 1. Bệnh về đường hô hấp

       Viêm tiểu phế quản cấp tính do virus là bệnh viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em trong mùa hè, chiếm tới 50% số trẻ em nhập viện. Nguyên nhân gây bệnh chính là virus, chiếm 60 - 70%, gây bệnh theo mùa, vụ dịch. Thường gặp virus hợp bào hô hấp cúm, á cúm, adenovirus. Bệnh thường bắt đầu với triệu chứng ho, khò khè và tăng tiết đờm ngày càng nhiều. Bệnh thường gây các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm phổi. Ngoài ra vi khuẩn cũng còn là nguyên nhân phổ biến ở các nước đang phát triển như: phế cầu, hemophilus influenzae, tụ cầu, liên cầu, E.coli, klebsiella pneumococcus,các tác nhân gây bệnh này gây ra viêm phổi. Khi bệnh toàn phát các dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ: sốt cao trên 390C hoặc hạ thân nhiệt ở trẻ nhỏ, mệt mỏi, quấy khóc, môi khô, lưỡi bẩn, ho khan hoặc ho xuất tiết đờm nhiều, nhịp thở nhanh trẻ dưới 2 tháng: 60 lần/ phút; trẻ 2 - 12 tháng: 50 lần/ phút; trẻ 1- 5 tuổi: 40 lần/ phút. Nếu nặng sẽ có hiện tượng khó thở, cánh mũi phập phồng, đầu gật gù theo nhịp thở, co rút lồng ngực; tím tái ở môi và đầu chi, nhịp thở không đều, rối loạn nhịp thở, cơn ngưng thở, …cần đưa trẻ đến y tế gần nhất.

      Phòng bệnh cho trẻ về đường hô hấp cần cho trẻ đeo khẩu trang khi đi ra ngoài phố để tránh khói bụi, tránh tiếp xúc với khói thuốc lá. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, không để trẻ thức khuya, lưu ý quạt thoáng mát, sử dụng điều hòa sẽ như là “con dao 2 lưỡi” trong những ngày nóng bức. Khi trẻ nô đùa ra mồ hôi không được tắm ngay dễ dẫn đến viêm phổi.

2. Bệnh về đường tiêu hóa

       Bệnh tiêu chảy và rối loạn tiêu hóa chiếm tỉ lệ khoảng 15 - 20 % số lượng bệnh nhân đến khám, các triệu chứng thường gặp như: trẻ kém ăn, bỏ ăn, đầy bụng, nôn. Điều kiện thời tiết nắng nóng, tiêu chảy dễ gây thành dịch, do các loại vi khuẩn hoặc virus như: tụ cầu vàng, thương hàn (salmonella), lị (shigella), vi khuẩn tả, E.coli. Rotavirus…

       Phòng bệnh tiêu chảy

       Do căn nguyên của tiêu chảy rất đa dạng nên cho trẻ đi khám bệnh là một biện pháp tốt nhất. Khi trẻ đi tiêu chảy trên 6 lần/ngày phải mang trẻ đến cơ sở y tế điều trị.

       Bệnh nhi cần uống nhiều nước theo nhu cầu để phòng mất nước. Tốt nhất là sử dụng dung dịch Oresol (ORS). Bệnh nhi vẫn phải ăn bình thường để đề phòng suy dinh dưỡng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ, ăn thức ăn lỏng dễ tiêu hóa như cháo súp, thịt, cá…Đối với trẻ còn bú mẹ vẫn tiếp tục cho bú sữa mẹ nhiều hơn bình thường như không quá no vì dễ bị nôn.

3. Viêm não và sốt xuất huyết

       Mùa hè khi lượng muỗi trong môi trường đạt hiệu quả cao nhất thì bệnh viêm não và sốt xuất huyết là 2 bệnh đáng ngại nhất. Ở Việt Nam bệnh sốt xuất huyết thường xảy ra quanh năm còn ở miền Bắc thường xảy ra ở cuối mùa hè đầu mùa thu.

       Khi trẻ mắc bệnh sốt xuất huyết sẽ sốt cao đột ngột 39 - 400C liên tục 2 đến 3 ngày. Đến ngày thứ 3, thứ 4 trẻ có thể bị chảy máu cam, chảy máu chân răng nổi ban xuất huyết, nặng hơn có thể nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Nếu các dấu hiệu nặng như li bì, vật vã, chân tay lạnh, tiểu ít hoặc không tiểu phải đưa trẻ đi cấp cứu.

       Viêm não do các bệnh nhiễm trùng thường ở trẻ em như sởi, quai bị, thủy đậu có thể phòng ngừa có hiệu quả bằng việc tiêm chủng. Đối với bệnh viêm não Nhật Bản cách tốt nhất là phòng bệnh. Các bậc phụ huynh nên con đi tiêm phòng bệnh trước đó 6 tháng. Trong những vùng mà viêm não lây truyền do côn trùng nhất là muỗi thì trẻ em nên: tránh chơi ngoài trời lúc bình minh hoặc hoàng hôn (là thời điểm muỗi hoạt động mạnh nhất) cần mặc quần áo phủ kín tay chân, dùng các chất xua đuổi côn trùng, nằm màn kín khi ngủ, vệ sinh môi trường phát quang bụi rậm, đậy kỹ các vật dụng chứa nước, loại bỏ các dụng cụ thừa có khả năng chứa nước.

4. Bệnh tay chân miệng: do vi rút đường ruột thuộc nhóm Coxasackieviruses và Enterovirus 71 gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, gặp nhiều nhất là ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh xảy ra quanh năm, tăng cao từ tháng 2- 4 và từ tháng 9-12 trong năm. Bệnh lây nhanh từ trẻ này sang trẻ khác từ các chất tiết mũi, miệng, phân, nước bọt lúc trẻ bệnh ho, hắt hơi. Thời gian ủ bệnh: từ 3- 6 ngày.

       Sốt: có thể sốt nhẹ thoáng qua, cũng có thể sốt cao 39- 400C. Đau họng, chảy nước bọt liên tục. Biếng ăn hoặc bỏ ăn. Khó ngủ, quấy khóc, run chi, giật mình nhiều một cách bất thường. Tổn thương da, niêm chủ yếu nằm ở miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, gối, mông. Tổn thương ở miệng đa số là những vết loét đỏ (do các bóng nước vỡ ra), đường kính 2-3mm ở vòm họng, niêm mạc má, lợi răng, lưỡi. Tổn thương ở da: thường là bóng nước, có đường kính 2-10mm, hình bầu dục, hoặc hơi tròn, nổi cộm hay ẩn dưới da trên nền hồng ban, không đau, khi bóng nước khô để lại vết thâm da. Cần đưa trẻ đến y tế để bác sĩ hướng dẫn điều trị cụ thể.

Bệnh tiêu chảy cấp và những điều cần biết      

  Biện pháp phòng ngừa: Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu, sau khi mặc, thay tả, hoặc sau khi tiếp xúc với những vết loét, phân, nước tiểu, nước bọt của trẻ bệnh. Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà bằng dung dịch sát khuẩn. Cách ly trẻ bệnh để tránh tình trạng bệnh lây lan nhanh trong cộng đồng.

TS.BS. Nguyễn Đức Hoàng

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin xem nhiều
Trong hai ngày 17-18/10/2024, Công đoàn cơ sở Trung tâm y tế thị xã Hương Trà đã tổ chức Giải Bóng đá nữ hưởng ứng kỷ niệm 94  năm...
Ngày 27 tháng 9 năm 2024,  Chi đoàn Trung tâm Y tế Thị xã Hương Trà tổ chức Đại hội Chi đoàn lần thứ IX, nhiệm kỳ 2024-2027. Và ra mắt...
Chiều ngày 27/9/ 2024, Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo tỉnh Thừa Thiên Huế; Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà phối hợp tổ chức trao quà cho bệnh nhân...
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.969.323
Truy cập hiện tại 110
Liên kết Website
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện Huong Tra

Chung nhan Tin Nhiem Mang