Tìm kiếm

BÍ QUYẾT UỐNG RƯỢU - BIA GIÚP BẠN ÍT ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE!
Ngày cập nhật 16/04/2013
Rượu là thức uống không thể thiếu trong nghi thức, cuộc sống và trong đời thường. Rượu đi vào nếp suy nghĩ, vào thơ ca và tục ngữ. Khi vui người ta uống rượu, khi buồn cũng uống rượu, thưởng và phạt cũng uống rượu, chum rượu sum vầy và chum rượu tiễn biệt, … Ngoài ra, rượu còn là một nét văn hóa là niềm tự hào; là đặc sản của từng địa phương như rượu vang ở miền Boldeaux, rượu Sâm Banh của Pháp, rượu Vodka của Nga, rượu Đế, rượu Cần của Việt Nam,... Nhiều loại rượu khác nhau từ nhẹ đến mạnh.

 Một số bí quyết uống rượu, bia giúp bạn ít ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Khi uống rượu - bia không nên:

+ Uống rượu, bia khi đói

Nếu uống rượu, bia khi đói lượng axit trong dạ dày tăng lên, khi kết hợp với chất cồn trong rượu, bia sẽ làm bạn dễ say hơn, kèm theo đó là cảm giác nôn nao, khó chịu. Do đó, vừa ăn, vừa uống hay ăn một chút lót dạ trước khi uống rượu, bia là cách tốt nhất để đẩy lùi cơn say và giảm bớt tác hại của rượu, bia với sức khỏe cơ thể.

+ Uống nhiều loại rượu, bia cùng lúc

Rượu thuốc, rượu vang, rượu trắng,… bởi mỗi loại có thành phần khác nhau, khi uống lẫn lộn, sẽ dễ làm bạn say hơn.

Nồng độ cồn trong bia tuy thấp nhưng thành phần nước và carbonic lại nhiều, nên độ thẩm thấu cũng nhanh hơn. Do đó, khi uống bia rượu cùng một lúc sẽ làm cho lượng cồn thẩm thấu vào người nhanh hơn, gây kích thích mạnh, từ đó ảnh hưởng tới việc tạo men tiêu hóa, làm giảm dịch vị, gây ra các triệu chứng như co thắt dạ dày, viêm dạ dày, hành tá tràng cấp,...

+ Uống rượu, bia nhanh

Uống rượu từ từ cũng là cách giảm cơn say của bạn vì 1 lượng cồn lớn bất ngờ “xâm nhập” vào cơ thể trong thời gian ngắn có thể gây tác động nhanh, mạnh tới não bộ, có thể dẫn tới choáng và nhanh say hơn.

+ Hút thuốc lá trong lúc uống rượu, bia

Bởi nếu như thế sẽ làm tăng nguy cơ ung thư thực quản và vòm họng.

+ Uống cà phê sau khi uống rượu

Sau khi uống rượu, lượng cồn sẽ nhanh chóng bị hấp thu qua đường tiêu hóa để vào hệ thống tuần hoàn máu và đưa đi khắp cơ thể, ảnh hưởng tới dạ dày, tim, gan, thận, hệ thống nội tiết, đặc biệt là não. Ngay sau đó, nếu “bồi” tiếp cà phê sẽ không khác gì đổ thêm dầu vào lửa.

Chất cafein trong cà phê khiến các cơn hưng phấn tăng cao, làm cho não bị kích thích mạnh, gây ra các triệu chứng như chóng mặt, nôn, run rẩy, không kiểm soát được hành động, ... Không những thế, giữa cà phê và rượu còn kích thích làm căng mạch máu, tăng lượng tuần hoàn khiến tim làm việc quá tải.

+ Dùng trà đậm ngay sau khi uống rượu, bia

Trong trà có thành phần tanin kích thích nhanh hơn quá trình thẩm thấu của cồn vào dạ dày và gây hại cho dạ dày nhiều hơn.

Trà có tác dụng giải rượu, nhưng nó lại gây các tác hại khác cho tim mạch. Sở dĩ như vậy là vì rượu và nước trà đều có chất kích thích mạnh đối với tim. Với rượu, tim đã phải làm việc tăng lên, nay lại thêm trà vào khiến tim phải hoạt động mạnh hơn nữa, dẫn đến hưng phấn quá mức, rất có hại, nhất là với người trung và cao tuổi.

Không chỉ hại tim, uống trà ngay sau khi uống rượu cũng làm cho thận phải làm việc quá mức để đào thải chất kích thích. Việc đào thải đó không kịp sẽ dẫn đến ứ đọng chất cồn, lâu ngày dẫn đến dư thừa acid uric, gây bệnh gút và sỏi thận.

Không những thế, chất theophylline trong trà có tác dụng lợi tiểu, trong khi đó chất ethylaldehyde trong rượu cồn chưa bị phân giải hết, nhưng do tác dụng lợi tiểu của theophylline nên đã đi vào thận, gây kích thích khá mạnh đối với thận nên dễ làm thận tổn thương.

+ Pha rượu với nước có ga

Pha rượu mạnh với nước có ga như coca cola, soda... khiến đồ uống khoái khẩu hơn, nhưng lại vô cùng có hại và dễ làm người uống nhanh say hơn. Đó là do khí ga trong làm cho cồn nhanh chóng lan tỏa khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận.

Ngoài ra, chất này còn ảnh hưởng đến tim và hệ thống thần kinh trung ương, gây nên tình trạng hưng phấn quá mức hoặc hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi uống rượu không nên uống chung với nước có ga, đặc biệt, khi say rượu tuyệt đối không được uống loại nước này.

+ Tắm ngay sau khi uống rượu, bia

Vì nếu không sẽ làm tiêu hao một lượng lớn đường glucose có trong cơ thể, từ đó làm giảm lượng đường trong máu, dẫn tới hạ đường huyết đột ngột, giảm thân nhiệt có thể gây đột quỵ, trụy tim mạch.

Vì vậy, sau khi uống rượu phải nghỉ ngơi cho đến khi giã rượu, nhịp tim trở lại bình thường mới tắm.

2. Khi uống rượu - bia nên:

+ Uống nhiều nước khi uống rượu, bia

Nên uống nước ngay sau khi uống rượu. Dù lượng nước nhiều hay ít thì việc này cũng giúp đẩy nhanh quá trình đào thải chất cồn ra khỏi cơ thể qua đường tiểu tiện, làm bạn giảm say khi uống rượu.

+ “Làm ấm” rượu trước khi uống

Đối với các loại rượu, trước khi uống, bạn hãy “làm ấm” chúng bằng cách ngâm vào nước nóng. Dưới tác động của nhiệt độ, một số chất có hại trong rượu sẽ bay hơi, từ đó giảm được những tác động xấu của rượu tới sức khỏe cơ thể.

+ Ăn nhiều rau xanh và hoa quả

Rau xanh, hoa quả, đậu nành rất giàu vitamin và chất chống oxi hóa, giúp bảo vệ gan và hạn chế tác hại của cồn trong rượu tới hoạt động của gan.

3. Các phương pháp giải rượu:

+ Giấm: lấy giấm ăn nấu thành một bát canh chua để ăn hoặc lấy một ly giấm nhỏ (20 - 25ml) uống từ từ. Ngoài ra, có thể lấy giấm ăn trộn với củ cải trắng thái lát mỏng, cho thêm vào một ít đường trắng, trộn đều rồi ăn, cũng có tác dụng giải rượu rất tốt.

+ Củ cải trắng: lấy 1.000g củ cải trắng, ép nhỏ lấy nước, chia làm 2 lần để uống.

+ Mía: lấy một khúc mía, gọt vỏ, nghiền nát lấy nước uống.

+ Cam: lấy 3 – 5 quả cam tươi hoặt quýt tươi bóc vỏ ăn trực tiếp hoặc ép thành nước uống

+ Vỏ quýt: lấy vỏ quýt sấy khô, nghiền nhỏ, thêm vào 1,5g muối, nấu canh ăn.

+ Quả lê: lê gọt vỏ ăn trực tiếp hoặc xay ép thành nước để uống.

+ Nước đỗ xanh giúp giải rượu rất tốt.

+ Chuối: Người bị ngộ độc nhẹ có thể lập tức ăn 3 đến 5 quả chuối, như thế vừa giúp thanh lọc máu vừa nhuận phổi, giải rượu.

+ Hồng: lấy mấy quả hồng tươi bóc vỏ ăn, có thể tỉnh rượu.

+ Dưa hấu: Khi say ăn liền một lúc 300g dưa hấu, có hiệu quả giải độc rượu rất tốt.

+ Muối: Nếu uống quá nhiều rượu và cảm thấy tức ngực, có thể lấy một cốc nước ấm cho vào một ít muối uống trực tiếp.

+ Đỗ xanh: Lấy một lượng đỗ xanh thích hợp, rửa sạch bằng nước ấm, xay nhuyễn, pha với nước sôi để uống hoặc nấu canh ăn đều được.

+ Khoai lang: Lấy củ khoai lang xay nhuyễn, cho thêm với một lượng đường thích hợp, trộn đều lên ăn.

+ Nước cháo: Người say rượu có thể ăn nước cháo đặc hoặc cháo lỏng để giải rượu, trong nước cháo đặc hàm chứa nhiều loại đường và vitamin B, có tác dụng giải độc tỉnh rượu, thêm vào một chút đường trắng để ăn, hiệu quả sẽ tốt hơn.

+ Mật ong: Mật ong có tác dụng bảo vệ gan và giải độc rất tốt.

Ts.Bs. Nguyễn Đức Hoàng

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin xem nhiều
Ngày 10/11, Đoàn kiểm tra Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế do Đại tá Lê Huy Nghĩa – UVTV ĐUQS, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng làm...
Từ ngày 02/11 đến 15/11/2024,  Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự thị xã Hương Trà tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công...
Chiều ngày 01/11/2024, tại Hội trường UBND phường Hương Văn, BCĐ VSATTP phường Hương văn phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà đã tiến hành tổ...
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.011.210
Truy cập hiện tại 157
Liên kết Website
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện Huong Tra

Chung nhan Tin Nhiem Mang