Cho đến nay Việt Nam đứng thứ 12 trong danh sách 22 nuớc mà bệnh lao là gánh nặng quốc gia. Mỗi năm uớc tính có khoảng 180.000 bệnh nhân mắc bệnh lao mới và 29.000 ca tử vong do bệnh lao. Bên cạnh đó, Việt Nam còn xếp thứ 14 trong 27 nuớc có gánh nặng bệnh lao đa kháng thuốc cao trên toàn cầu, bệnh lao trên người nhiễm HIV đang có chiều huớng gia tăng .Tuy nhiên phân tích số liệu cho thấy bệnh lao tại Việt Nam đang có xu huớng giảm so với 10 năm truớc nhưng tốc độ còn chậm, uớc tính không quá 4% mỗi năm.
Theo Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO) công bố mục tiêu tổng quát công tác chống lao tại Việt Nam giai đoạn 2011- 2015 và tầm nhìn năm 2030, theo đó Việt Nam sẽ giảm 50% số bệnh nhân mắc bệnh lao so với uớc tính năm 2000. Năm 2030 Việt Nam cơ bản sẽ thanh toán đuợc bệnh lao.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế có đuợc nhiều thuận lợi cơ bản trong họat động y tế nói chung và hoạt động chống lao nói riêng, cụ thể :
- Có sự quan tâm của chính quyền địa phuơng về y tế.
- Các cơ sở y tế cơ bản đáp ứng đuợc nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân về bệnh lao. Đặc biệt năm 2013 đã khánh thành Bệnh viện lao và bệnh phổi tại Khu quy hoạch Hương sơ - Thành phố Huế.
- Giao thông tương đối thuận lợi.
- Đội ngũ cán bộ y tế làm công tác chống lao có kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn và nhiệt tình công tác…
Mặc dù vậy về dịch tể lao tại tỉnh Thừa Thiên Huế tuy giảm nhưng tốc độ giảm không nhanh. Vấn đề ở đây là làm sao thực hiện kế hoạch đạt đuợc các mục tiêu mong muốn trong khi trước mắt chúng ta còn những khó khăn và thách thức trong việc thực hiện:
- Thiếu hụt cán bộ làm công tác chống lao do một số lý do khách quan và chủ quan.
- Người dân vẫn còn có thói quen tự chữa bệnh không cần thầy thuốc, ngay cả khi ho kéo dài và ho ra máu.
- Kinh phí công tác phòng chống lao hiện nay chỉ để đáp ứng đuợc một phần nhu cầu thực tế, đặc biệt kinh phí truyền thông giáo dục sức khỏe về phòng chống lao.
Và một điểm quan trọng nữa là cộng đồng vẫn còn xem công tác chống lao là chuyện riêng của ngành Y tế, của cán bộ làm công tác chống lao...
Vấn đề tiếp theo, rất quan trọng đó là làm sao hỗ trợ, đảm bảo cho người mắc lao mà đa số là đối tuợng gặp khó khăn về kinh tế, gia cảnh neo đơn đuợc điều trị lao đúng - đủ - đều. Phần lớn bệnh nhân lao bỏ trị, thậm chí là người mắc lao đa kháng thuốc từ chối điều trị mặc dù thuốc đuợc cung cấp miễn phí nằm trong hoàn cảnh này.
Với một số phân tích trên, Ngày thế giới chống lao năm nay (24/3/2013), tinh thần của thông điệp chính gởi đến cộng đồng :
- Không còn ai phải chết vì bệnh lao.
- Không còn ai phải mắc bệnh lao.
- Sẽ có những phuơng pháp chẩn đoán lao vừa rẻ vừa hiệu quả.
- Điều trị lao sẽ nhanh hơn (thời gian điều trị đuợc rút ngắn hơn)”
Chính từ những mong uớc cụ thể ấy, chúng ta phải nỗ lực để chuyển hóa thành những hành động hoặc những việc làm thiết thực để đẩy mạnh họat động phòng chống và ngăn ngừa bệnh lao.
Những nỗ lực đó là :
1. Bệnh lao không chỉ của riêng ai, bệnh có thể xảy ra với bất kỳ người nào, nếu trong cộng đồng vẫn còn người mắc lao chưa đuợc phát hiện và điều trị kịp thời. Vậy thì phải khuyến khích mọi người“ tìm và trị” bệnh lao càng sớm càng tốt.
2. Bệnh lao có thể chữa khỏi, rất đơn giản và hoàn toàn miễn phí. Cơ sở điều trị lao rộng khắp, gần khu dân cư. Vậy thì hãy tuân thủ điều trị đúng cách để vĩnh viễn không còn bị mắc lao trong suốt quãng đời còn lại của mình.
3. Bệnh lao không dễ lây như mọi người nghĩ, nếu như thiếu một số điều kiện. Vậy thì đừng kỳ thị, xa lánh người mắc lao, thay vào đó hãy động viên, khích lệ họ uống thuốc đúng - đủ - đều để mau chóng tái hòa nhập cộng đồng với một tinh thần và thể chất tráng kiện.
4. Cho dù mạng lưới chống lao trải rộng toàn quốc nhưng vẫn chưa đáp ứng hết đuợc nhu cầu khám chữa bệnh chính đáng của ngưởi dân. Vậy thì hệ thống công lập ngoài lao và hệ thống y tế tư nhân hãy chủ động hợp tác cùng nhau và cùng với Chuơng tình chống lao địa phuơng để tìm và trị bệnh lao.
5. Phòng chống bệnh lao không là trách nhiệm riêng của ngành y tế. Sự chung tay góp sức của cộng đồng sẽ góp phần tạo nên sức mạnh hữu hiệu trong việc loại trừ bệnh lao.
“ Tất cả hãy hành động vì một thế giới không còn bệnh lao”
Phan Đăng Tâm - GĐ TTTTGDSK