- Đánh giá các hoạt động của chiến lược Quốc gia dinh dưỡng năm 2011 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch chiến lược quốc gia dinh dương năm 2012.
Năm 2011 toàn thị xã Hương trà có: Tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em dưới 5 tuổi cân nặng theo tuổi là 12,39%, Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi chiều cao theo tuổi là 15,6%
Hội nghị đã đánh giá lại tất cả các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng, trong đó đánh giá cao các hoạt động truyền thông giáo dục, khám chữa bệnh cho TE dưới 6 tuổi, các hoạt động cung cấp vi chất dinh dưỡng, hoạt động của giáo dục mầm non và các hoạt động của Hội liên hiệp phụ nữ đã góp phần hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng năm 2011.
Hội nghị đã triển khai các hoạt động phòng chống suy dinh dưỡng năm 2012 nhằm hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng của Trẻ em dưới 5 tuối xuống dưới 12 %. Đồng chí phó chủ tịch UBND thị xã đã chỉ đạo và giao nhiệm vụ cụ thể cho các ngành như sau:
1. Trung tâm Y tế, Phòng Y tế:
- Là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan để xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình dinh dưỡng.
- Tham mưu UBND thị xã kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện chiến lược quốc gia dinh dưỡng.
- Hướng dẫn UBND các xã, thị trấn thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo thực hiện CLQGDD của địa phương.
- Chủ trì theo dõi, tổng hợp và đánh giá tổng kết kết quả việc triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia dinh dưỡng của thị xã.
2. Phòng Tài chính - kế hoạch:
Có kế hoạch điều phối và bố trí nguồn ngân sách hoạt động; theo dõi, hướng dẫn và giám sát việc thực hiện kế hoạch tài chính.
3. Phòng Kinh tế:
- Xây dựng kế hoạch và giải pháp của ngành trong việc đảm bảo an ninh lương thực ở hộ gia đình.
- Chỉ đạo, hướng dẫn và hỗ trợ việc phát triển hệ sinh thái VAC, VACR gia đình; giám sát dự báo về an ninh lương thực tại đại phương
- Hướng dẫn kỹ thuật sản xuất thực phẩm an toàn, phù hợp với thổ nhưỡng của từng địa phương nhằm tạo nguồn thực phẩm tại chỗ; có quy trình kiểm tra việc sử dụng hóa chất trong nông nghiệp.
- Tổ chức, chỉ đạo các hội thi nông dân làm kinh tế vườn dõi nhằm hỗ trợ dinh dưỡng.
- Chỉ đạo triển khai sản xuất và sử dụng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, sản phẩm nông nghiệp an toàn, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm từ “ trang trại đến bàn ăn”.
4. Phòng Giáo dục – Đào tạo:
- Có kế hoạch đưa các nội dung giáo dục dinh dưỡng vào chương trình giảng dạy tại các trường mầm non, nhà trẻ.
- Tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khoá cho học sinh các cấp về kiến thức dinh dưỡng, ăn uống hợp lý, phòng các bệnh mãn tính không lây có liên quan đến dinh dưỡng.
- Chỉ đạo việc củng cố và nâng cao các bếp ăn tập thể ở trường học đúng quy định về vệ sinh.
5. Trung tâm Dân số: Thực hiện những chính sách thúc đẩy việc thực hiện các mục tiêu dân số nói chung và giảm tỷ lệ sinh con thứ 3 nói riêng tiến tới ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý, góp phần giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, nâng cao chất lượng dân số, phát triển nguồn nhân lực cao.
6. Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội: Chỉ đạo triển khai có hiệu quả chương trình xoá đói giảm nghèo, chú trọng đến hiệu quả cải thiện tình trạng dinh dưỡng và an ninh lương thực hộ gia đình; xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ người nghèo, vùng nghèo và hỗ trợ khẩn cấp….
7. Đài truyền thanh thị xã: Phối hợp với Trung tâm Y tế, phòng Y tế trong việc đưa tin, xây dựng chương trình truyền thông với các nội dung “Dinh dưỡng hợp lý - Sức khỏe cộng đồng” và tăng thời lượng phát sóng.
8. Phòng Văn hoá Thông tin: chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức các hoạt động tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin về kiến thức dinh dưỡng hợp lý.
9. Hội Liên hiệp phụ nữ thị xã: Có kế hoạch phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng cho các hội viên, và vận động cộng đồng cùng tham gia. Phối hợp với ngành y tế triển khai các hoạt động chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng, tổ chức các hội thi dinh dưỡng nhân ngày quốc tế phụ nữ, ngày Phụ nữ việt Nam...
10. Phòng Thống kê: phối hợp chỉ đạo và đánh giá tình hình dinh dưỡng trên địa bàn toàn thị xã.
11. Liên đoàn Lao động thị xã, Hội Nông dân thị xã, Hội Người cao tuổi: Phổ biến các kiến thức về dinh dưỡng cho các thành viên, hội viên. Phối hợp với ngành Y tế tổ chức các buổi nói chuyện về các chuyên đề có liên quan nhằm xã hội hoá công tác dinh dưỡng.
12. Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thị xã: có kế hoạch đẩy mạnh các hoạt động truyền thông thông qua các Đội Tuyên truyền măng non ở các trường học, chú trọng nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm đến tận đội viên thiếu niên, nhi đồng. Tiếp tục phát động phong trào 3 sạch “ăn sạch, uống sạch, chơi sạch” trong toàn thể đội viên học sinh.
13. UBND các xã, phường:
Chủ tịch UBND các xã, phường có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện có hiệu quả chiến lược trên phạm vi địa phương. Chỉ đạo các ban ngành, đoàn thể cùng cấp và cộng đồng dân cư thực hiện chiến lược dinh dưỡng đã đề ra.