Cán bộ Trung tâm TTGDSK đang thực hiện chuyên mục phổ biến kiến thức trên truyền hình
Từ khi thành lập cho đến nay, bộ máy nhân lực của đơn vị từng bước được kiện toàn. Hiện tại đơn vị có 14 cán bộ, viên chức và 3 phòng chức năng. Là đơn vị trực tiếp thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục sức khoẻ trên địa bàn tỉnh.
Thời gian qua, Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khoẻ (TTGDSK) đã đa dạng hoá các hoạt động, chủ động xây dựng và cung cấp, phổ biến kiến thức về phòng chống bệnh, nâng cao sức khoẻ cho cộng đồng như phòng chống dịch bệnh, VSATTP, sử dụng thuốc an toàn hợp lý, phòng chống tai nạn thương tích, các bệnh không lây nhiễm, các chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là các dịch bệnh mới nổi như cúm AH5N1, H7N9, Ebola, MERS-Cov, Zika…
Đồng thời, Trung tâm TTGDSK thường xuyên tuyên truyền kịp thời các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh về công tác y tế, tập trung vào các lĩnh vực: Khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh, công tác dược và trang thiết bị y tế, công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, tập huấn chuyên môn.
Thông tin phản ánh kịp thời các hoạt động của ngành y tế tỉnh nhà về phòng chống dịch bệnh, khám chữa bệnh, nêu gương người tốt việc tốt, đơn vị điển hình tiến tiến trong công tác chăm sóc bảo vệ sức khoẻ nhân dân trên ấn phẩm Bản tin Y tế, Thông tin Y tế và trang thông tin điện tử của đơn vị và của ngành; trên các phương tiên thông tin đại chúng như Báo Thừa Thiên Huế, Sức khoẻ và Đời sống, chương trình phát thanh 60 phút bạn và tôi, chuyên mục truyền hình và phát thanh “Sức khoẻ cho mọi người” trên Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh.
Đặc biệt là các tin, bài trên trang thông tin điện tử của đơn vị đã thu hút một lượng lớn độc giả truy cập, sau hai năm hoạt động đã có hơn 2,5 triệu lượt người truy cập.
Cán bộ Trung tâm TTGDSK đang thực hiện phóng sự truyền hình
Trong thời gian qua, Trung tâm TTGDSK Thừa Thiên Huế đã phối hợp với các đơn vị y tế trong ngành xây dựng các sản phẩm truyền thông như: áp phích, tờ rơi, pa nô, đĩa VCD, đĩa CD với nội dung đa dạng, phong phú. Tài liệu truyền thông này được cung cấp đến các tuyến y tế cơ sở và lực lượng y tế thôn, bản, tổ dân phố.
Từ hoạt động thiết thực này, công tác truyền thông giáo dục sức khỏe đã được các đơn vị chú trọng, các cấp lãnh đạo, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã có sự nhận thức sâu sắcvề vị trí và tầm quan trọng của công tác truyền thông GDSK. Công tác truyền thông GDSK thực sự có ý nghĩa và gắn kết với hoạt động chuyên môn trong công tác phòng chống dịch bệnh, chăm sóc bảo vệ và nâng cao sức khoẻ người dân.
Đối với công tác chỉ đạo tuyến, Trung tâm TTGDSK đã tham mưu cho Sở Y tế và trực tiếp ban hành các văn ban chỉ đạo, phối hợp với các đơn vị để tuyên truyền về công tác phòng chống dịch bệnh, KCB và các lĩnh vực khác kịp thời, hiệu quả. Phân công cán bộ phụ trách theo dõi hoạt động truyền thông ở các đơn vị để nắm bắt thông tin kịp thời. Tổ chức và duy trì các hoạt động giao ban háng quí với tổ truyền thông của 9 trung tâm y tế huyện/thị/thành phố. Chỉ đạo mạng lưới truyền thông rộng rãi trong cộng đồng từ tuyến tỉnh đến thôn, bản, tổ dân phố. Hiện tại, mạng lưới làm công tác truyền thông GDSK tại 152 trạm y tế xã, phường, thị trấn hầu hết do bác sĩ trạm y tế đảm nhiệm. Khối các đơn vị trực thuộc Sở Y tế đã có 21 đơn vị thành lập tổ truyền thông.
Ths.Bs Phan Đăng Tâm – Giám đốc Trung tâm TTGDSK Thừa Thiên Huế nhận bằng khen của UBND tỉnh
Quá trình hoạt động đã khẳng định, công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ đã và đang góp phần quan trọng vào kết quả đạt được của các chương trình, hoạt động y tế nói riêng và vào thành công của công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung. Ghi nhận những kết quả đạt được và nỗ lực không ngừng của Trung tâm TTGDSK Thừa Thiên Huế, đơn vị đã được Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế và UBND tỉnh tặng bằng khen vì những đóng góp trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân.
Để nâng cao hơn nữa hoạt động truyền thông giáo dục sức khoẻ, đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới, theo Ths.Bs Phan Đăng Tâm – Giám đốc Trung tâm TTGDSK Thừa Thiên Huế, trong thời gian tới công tác truyền thông cần tập trung vào các nhiệm vụ sau:
1. Tăng cường các hoạt động truyền thông vận động nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ và tham gia của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị xã hội, các ban ngành, đoàn thể liên quan trong việc xây dựng, phổ biến và thực thị các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác y tế.
2. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông cung cấp thông tin y tế giúp người dân nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi có lợi cho sức khỏe để người dân và cộng đồng: chủ động phòng chống bệnh và các dịch bệnh; ủng hộ và tham gia phong trào vệ sinh yêu nước – nâng cao sức khỏe nhân dân, đảm bảo an toàn thực phẩm; hưởng ứng phong trào người Việt Nam dùng thuốc Việt Nam; ủng hộ thực hiện điều chỉnh giá dịch vụ y tế; tích cực tham gia lộ trình bảo hiểm y tế toàn dân; ủng hộ và chung tay thực hiện giảm quá tải bệnh viện, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và làm tăng sự hài lòng của người bệnh; thực hiện tốt chính sách Dân số - KHHGĐ.
3. Đổi mới phương thức nâng cao chất lượng hiệu quả công tác truyền thông cung cấp thông tin y tế. Thực hiện tốt về quy định phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí; nâng cao năng lực, kỹ năng cung cấp thông tin của mỗi đơn vị cán bộ y tế; triển khai thực hiện đổi mới phong cách thái độ phục vụ người bệnh; đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gượng đạo đực, phong cách Hồ Chí Minh trong toàn ngành y tế. Biểu dượng kịp thời những tập thể cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác chăm sóc và bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân.
4. Truyền thông kịp thời bằng nhiều hình thức những kết quả, thành tựu của ngành y tế tỉnh nhà, của Việt Nam đến người dân để khẳng định và tạo dựng niềm tin của người dân đối với ngành y tế, góp phần nâng cao vị thể, vai trò của y tế tỉnh nhà trong sự nghiệp và sứ mệnh bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân và đối với công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển đất nước.