Tìm kiếm

Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc hoành hành vùng Mê Kông
Ngày cập nhật 16/11/2012
Số người bị lây nhiễm sốt rét đã giảm 50% trong 10 năm qua, nhưng sốt rét kháng thuốc đang gia tăng Nhân hội nghị “Bệnh sốt rét 2012: Cứu lấy mạng sống con người ở châu Á - Thái Bình Dương” được tổ chức ở Sydney, Australia, các chuyên gia quốc tế đã lên tiếng cảnh báo về một loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc đang hoành hành tại các quốc gia lưu vực sông Mê Kông. Cùng với việc di dân, loại ký sinh trùng này có thể lây lan sang châu Phi.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tuy nhiều tiến bộ đã đạt được trong lĩnh vực này - Số người bị lây nhiễm sốt rét đã giảm 50% trong 10 năm qua, nhưng bệnh sốt rét vẫn còn hiện diện tại 22 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương: Năm 2010, khoảng 30 triệu người bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét và hơn 40 ngàn người tử vong. Giới chuyên gia cảnh báo về tình trạng phát triển một loại ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc tại các nước trong lưu vực sông Mê Kông. Ký sinh trùng này kháng được chất artemisinine, chiết xuất từ cây thanh hao, thường được dùng để chống lại bệnh sốt rét.
Tại châu Á, các nước bị ảnh hưởng nặng nhất gồm Ấn Độ, Indonesia, Pakistan và Myanmar. Người ta lo ngại rằng dòng bệnh mới có thể lan tràn và làm cho số tử vong vì sốt rét trên toàn cầu tăng thêm 200.000 người mỗi năm.
Bà Fatoumata Nafo-Traore, Giám đốc Tổ chức Hợp tác đẩy lùi sốt rét (Roll Back Malaria Partnership) cho biết, giới hữu trách đang tập trung nỗ lực vào việc tìm hiểu thêm về ký sinh trùng kháng thuốc: “Sự phát triển của loại ký sinh trùng kháng thuốc artemisinine là thách thức lớn nhất. Nhưng chúng tôi đã bắt đầu thực hiện những hành động cụ thể để khắc phục”. Không có đủ kinh phí cũng là một vấn đề đáng lo và tổ chức này trông đợi nhận được sự đóng góp từ khu vực tư nhân.
Bà Nafo-Traore cho biết: “Một việc vô cùng quan trọng đối với chúng tôi là duy trì mức tài trợ và cố gắng để gia tăng mức tài trợ thông qua những nguồn tài trợ khác. Đó chính là lý do tại sao chúng tôi đang xem xét tới việc cải thiện những nguồn lực quốc nội. Chúng tôi muốn làm việc chung với khu vực tư để có thêm nguồn lực cho công tác khống chế bệnh sốt rét vì sốt rét cũng có liên hệ tới vấn đề người lao động không thể tới sở làm và học sinh không thể tới trường”.
Cuối tháng 9 vừa qua, WHO đã kêu gọi Chính phủ các nước liên quan hãy hành động khẩn cấp để ngăn chặn sự lây lan của chủng loại ký sinh trùng Plasmodium falciparum kháng thuốc và hoạt động mạnh. Loại ký sinh trùng này được nhận diện lần đầu tiên vào năm 2004 ở vùng biên giới Thái Lan - Campuchia, sau đó lây lan sang các vùng lân cận ở Thái Lan, Myanmar và thậm chí tới miền Trung và miền Nam Việt Nam. Ông Richard Feachem, nguyên Giám đốc Quỹ Thế giới đấu tranh chống AIDS, lao và sốt rét nhấn mạnh: “Điều nguy hiểm là chủng loại ký sinh trùng kháng thuốc này có thể thoát ra khỏi vùng Đông Nam Á và xuất hiện ở châu Phi” do di chuyển dân cư, du lịch.
Các nhà khoa học đã đưa ra một loạt biện pháp phòng chống bệnh sốt rét lây lan như cấp phát màn và một số loại thuốc chống sốt rét có hiệu quả, tiến hành trừ khử côn trùng và phổ cập việc kiểm tra phát hiện bệnh sốt rét. Có thể ngăn chặn ký sinh trùng sốt rét kháng chất thanh hao với một số loại thuốc khác, nhưng phương pháp này tốn kém về tiền bạc và thời gian. Bởi vì cho đến nay, việc dùng chất thanh hao để ngăn chặn, chống lại ký sinh trùng sốt rét là hiệu quả nhất, nhanh nhất và đỡ tốn kém. Các nhà khoa học Anh và Pháp cho biết, trong phòng thí nghiệm họ đã tổng hợp được một số chất phòng chống có hiệu quả chủng loại Plasmodium falciparum và trong tương lai sẽ có thuốc chống ký sinh trùng kháng chất artemisimine.
Trong một nỗ lực nhằm củng cố sự hợp tác khu vực ở châu Á - Thái bình dương, Australia đang bảo trợ cho một hội nghị trong tuần này. Đây là hội nghị chính trị cấp cao đầu tiên của khu vực về vấn đề sốt rét.
Bà Nafo-Traore cho biết, tuy Australia hiện giờ không có bệnh sốt rét nhưng Chính phủ đã đặt ưu tiên cho việc hỗ trợ các nước khác diệt trừ bệnh sốt rét. Bà hy vọng, Australia sẽ cung cấp thêm hỗ trợ tài chính cho các nước kém phát triển hơn trong khu vực để các nước này có thể đẩy lùi bệnh sốt rét.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Tin xem nhiều
Ngày 10/11, Đoàn kiểm tra Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Thừa Thiên Huế do Đại tá Lê Huy Nghĩa – UVTV ĐUQS, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng làm...
Từ ngày 02/11 đến 15/11/2024,  Hội đồng Nghĩa vụ Quân sự thị xã Hương Trà tổ chức khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự và nghĩa vụ công...
Chiều ngày 01/11/2024, tại Hội trường UBND phường Hương Văn, BCĐ VSATTP phường Hương văn phối hợp với Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà đã tiến hành tổ...
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 3.008.307
Truy cập hiện tại 78
Liên kết Website
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện Huong Tra

Chung nhan Tin Nhiem Mang