Tìm kiếm

Khắc phục nhược điểm của thuốc chống trầm cảm
Ngày cập nhật 01/04/2013
Trầm cảm bao gồm những rối loạn định kì về cảm xúc, tập trung, giấc ngủ, hoạt động, sự ngon miệng và thái độ cư xử về xã hội. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến những hành vi tiêu cực, thậm chí nguy cơ tự tử.

 Tuy nghiêm trọng là vậy nhưng trầm cảm hoàn toàn có thể điều trị được một cách hữu hiệu. Trong quá trình điều trị, thuốc chống trầm cảm có thể gây tác dụng  không mong muốn. Làm thế nào để khắc phục nhược điểm này, là thông tin mà bài viết này muốn chuyển tải đến bạn đọc.

Khắc phục nhược điểm của thuốc chống trầm cảm 1
 Trầm cảm có thể điều trị được một cách hiệu quả.
Thuốc chống trầm cảm được khám phá trong thập niên 1950, qua nhiều năm nghiên cứu và ứng dụng trong y học, một số thuốc chống trầm cảm trở thành thông dụng, được sử dụng khá phổ biến.

Stablon (tianeptin)

Đây là thuốc chống trầm cảm tốt, dễ sử dụng do ít tác dụng phụ và dung nạp tốt nên có thể dùng rộng rãi cho nhiều đối tượng, kể cả người già. Thuốc rất có hiệu quả cho các bệnh trầm cảm trong các bệnh lý thực thể như trầm cảm do tăng huyết áp, viêm đa khớp dạng thấp, loét dạ dày - tá tràng, viêm đại tràng, trầm cảm do rượu, ma túy... Thuốc không độc với cơ tim, vì vậy dùng được cả cho người có bệnh lý tim mạch. Đôi khi thuốc gây ra đầy bụng, buồn nôn thoáng qua. 

Fluoxetin (prozac, proctin)

Thuốc chỉ định rộng rãi cho nhiều đối tượng bệnh nhân và không độc với cơ tim. Thuốc có hiệu quả chống trầm cảm, chữa các rối loạn ám ảnh rất tốt. Tuy nhiên, thuốc có một vài tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, vì vậy nên uống sau bữa ăn. Các thuốc ức chế tiết axit ở dạ dày như cimetidin, omeprazol làm giảm tác dụng phụ trên hệ dạ dày - ruột của fluoxetin. Bên cạnh đó, fluoxetin có thể gây mất ngủ trong thời gian đầu dùng thuốc nên người ta khuyên dùng thuốc sau bữa ăn sáng. Ở một số bệnh nhân, thuốc gây giảm khả năng tình dục (rối loạn cương dương ở đàn ông và giảm ham muốn ở phụ nữ). Để khắc phục nhược điểm này, người ta khuyên dùng thuốc cùng ginko biloba. Trong tuần đầu dùng thuốc, có thể bệnh nhân xuất hiện lo âu, do đó, nên kết hợp với rivotril trong 1 tuần.

Paroxetin (deroxat)

Thuốc có tác dụng tương đương với fluoxetin nhưng ít gây mất ngủ và lo âu, vì vậy, có thể uống thuốc vào buổi tối. Gần đây, một số y văn cho rằng paroxetin có thể gây tăng nguy cơ tự sát ở bệnh nhân trầm cảm trong tuần đầu dùng thuốc. Do đó, nên dùng paroxetin phối hợp với thuốc an thần (tisercin) hoặc thuốc bình thần (lexomil, rivotril) trong thời gian đầu.

Sertralin (zoloft, serenata)

Thuốc có tác dụng chống trầm cảm giống fluoxetin, tuy nhiên, ít ảnh hưởng trên hệ dạ dày - ruột, không gây tăng lo âu, không gây mất ngủ, vì thế, có thể uống 1 lần/ngày vào buổi tối. Đây là thuốc có hiệu quả chữa trầm cảm, ám ảnh cao, dễ sử dụng và ít tác dụng phụ, có thể dùng rộng rãi cho nhiều đối tượng bệnh nhân, kể cả người già và người bị bệnh tim mạch.

Mirtazapine (remeron)

Thuốc có đặc điểm chống trầm cảm tốt, an dịu mạnh, vì vậy, rất thích hợp với bệnh nhân trầm cảm có lo âu, mất ngủ. Ngoài ra, thuốc gây kích thích ăn ngon miệng, do đó, dùng tốt cho các bệnh nhân có triệu chứng chán ăn, gầy sút và không thích hợp với người béo. Thuốc gây ngủ nhiều nên cần thận trọng khi sử dụng với người phải lái xe hoặc làm việc với máy móc. Thuốc này còn một ưu điểm là không gây rối loạn chức năng tình dục, vì vậy, được lựa chọn thay thế các thuốc trên nếu bệnh nhân than phiền nhiều về giảm sút khả năng tình dục.

Venafaxine (effexor)

Đây là thuốc chống trầm cảm có hiệu quả cao nhất nhưng cũng có nhiều tác dụng phụ trên dạ dày - ruột (đầy bụng, nôn, buồn nôn). Nên uống thuốc sau bữa ăn và kết hợp với các thuốc ức chế tiết axit dạ dày hoặc benzodiazepin để hạn chế tác dụng phụ này.

Amitriptilin (elavil, laroxil)

Thuốc có tác dụng kháng cholin mạnh nên có nhiều tác dụng phụ (khô miệng, đắng miệng, độc với cơ tim, mệt mỏi...). Thuốc có tác dụng an dịu mạnh nên chữa lo âu rất tốt. Tuy thuốc rất rẻ, hiệu quả điều trị trầm cảm, lo âu tốt nhưng do có nhiều tác dụng phụ nên ngày nay ít được dùng. Để hạn chế tác dụng phụ của thuốc, người ta khuyên nên dùng liều tăng dần và kết hợp với piracetam.            

BS. Mai Trung Dũng

Các tin khác
Xem tin theo ngày  

Tin xem nhiều
Người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình thẻ bảo hiểm y tế có ảnh hoặc căn cước công dân
Chiều ngày 10/5/2024, Trung tâm Y tế thị xã Hương Trà tổ chức Tọa đàm Kỷ niệm 131 năm Ngày Quốc tế điều dưỡng (12/5/1893 - 12/5/2024) nhằm tôn vinh...
Năm 2024, toàn phường Hương Văn có tổng số 57 cơ sở thực phẩm thuộc ngành Y tế quản lý, ngày 26/4/2024, phường đã thành lập 02 đoàn liên...
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 2.563.033
Truy cập hiện tại 44
Liên kết Website
Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Thừa Thiên Huế
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện Huong Tra

Chung nhan Tin Nhiem Mang